Nằm điều hòa bị nghẹt mũi là nỗi khổ của không ít người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Vậy, vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách khắc phục là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Biểu hiện nghẹt mũi do nằm điều hòa
Nằm điều hòa bị nghẹt mũi là tình trạng phổ biến, đặc biệt là trong mùa nắng nóng nhiệt độ ngoài trời cao kéo dài nhiều ngày.
Biểu hiện nghẹt mũi do nằm điều hòa như sau:
- Sổ mũi, chảy nước mũi: Thường chảy nước mũi trong. Nếu niêm mạc mũi bị phù nề, sưng viêm thì nước mũi có thể có màu vàng đục.
- Ho, đau họng, viêm họng: Do ngạt mũi khó thở nên phải há miệng thở. Luồng khí lạnh gây kích ứng họng, khô miệng nên gây ho, đau họng, thậm chí viêm họng.
- Nghẹt mũi: Nghẹt 1 bên hoặc cả 2 bên mũi gây khó thở, thậm chí không thở bằng mũi được.
- Hắt hơi: Luồng không khí lạnh từ điều hòa phả vào mũi thường gây kích ứng mũi, hắt hơi hàng trài dài.
Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi?
Xem thêm: Bị nghẹt mũi 1 bên nguyên nhân do đâu và cách điều trị
Gió điều hòa phả thẳng vào đầu
Nếu bạn để gió điều hòa phả thẳng vào đầu với tốc độ gió mạnh thì khi nằm ngủ cũng rất dễ bị nghẹt mũi, khô mũi, thậm chí bị cảm và gây đau đầu.
Độ ẩm trong phòng thấp
Khi bạn mở điều hòa, độ ẩm trong phòng thường thấp nên không khí sẽ khô và lạnh. Lý do là bởi nguyên tắc làm lạnh của điều hòa là để không khí đi qua bộ phận làm lạnh có nhiệt độ thấp. Độ ẩm không khí khi gặp nhiệt độ thấp sẽ bị hóa lỏng và chảy ra ngoài theo ống nước xả.
Do đó, độ ẩm không khí trong phòng đã bị mất nên khô, gây kích ứng mũi, nghẹt mũi, khô niêm mạc mũi, hắt hơi rất khó chịu.
Điều hòa không được bảo trì định kỳ
Nếu bộ lọc không khí của điều hòa có nấm mốc, vi khuẩn, bụi bẩn nhiều có thể phát tán ra không khí trong phòng. Từ đó, những vi khuẩn, bụi bẩn này có thể gây bệnh đường hô hấp với những biểu hiện rất dễ nhận thấy nhất như: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.
Phòng bị hạn chế lưu thông gió
Khi bạn mở điều hòa sẽ cần phải đóng kín các cửa. Điều này khiến không khí không được lưu thông, dẫn đến bí bách, tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
Cách nằm điều hoà không bị nghẹt mũi
Đọc thêm về: Bật mí 5 mẹo chữa nghẹt mũi trong 20 giây hiệu quả tức thì
Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm
Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị khô mũi, mũi bị khô rát và khó chịu là do không khí thiếu ẩm do bật máy điều hòa. Do đó, giải pháp ưu tiên để tránh khô mũi khi nằm điều hòa là sử dụng máy phun sương trong phòng để tăng độ ẩm cho không khí. Qua đó, bạn sẽ thấy dịu khoang mũi và đường thở hơn.
Đặc biệt lưu ý là bạn nên đặt máy phun sương giữa phòng hoặc nơi trống trải trong phòng để tránh làm ẩm đồ vật. Việc này dễ gây nấm mốc hoặc làm hỏng đồ có chất liệu gỗ, giấy…
Dùng thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi có thể được dùng như một cách “bôi trơn” niêm mạc và dưỡng ẩm cho mũi. Hơn nữa, bạn có thể dùng nước muối xịt mũi hoặc rửa mũi để làm sạch bụi bẩn và đẩy các chất gây kích ứng ra khỏi mũi. Qua đó, thuốc sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng khô niêm mạc và nghẹt mũi.
Uống nhiều nước
Ngoài việc dùng máy phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết cho bầu không khí trong nhà, bạn cũng cần giữ độ ẩm cho cơ thể từ bên trong bằng việc uống đủ nước.
Có thể thấy, nếu cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể, không chỉ từ nước lọc mà còn từ nước trà hoặc rau củ, trái cây…thì niêm mạc mũi sẽ được giữ ẩm từ trong ra ngoài và hạn chế được tình trạng nằm điều hòa bị nghẹt mũi.
Xông hơi mặt
Việc này không chiỉ có tác dụng chăm sóc da mà còn có thể làm giảm khô mũi rất hiệu quả. Đặc biệt, các thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn chuẩn bị một chậu nước nóng, tiếp theo là cúi đầu và giữ nguyên tư thế này để hít thở hơi nước bốc lên trong vài phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn lớn để trùm đầu.
Qua trình hít thở hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, họng và phổi để đẩy dịch nhầy dư thừa ra ngoài. Tuy vậy, bạn cần lưu ý khi xông hơi không nên đưa mặt quá gần chậu nước nóng để tránh bị bỏng.
Thay đổi thuốc điều trị bệnh về mũi
Dù nhà bạn có sử dụng máy điều hòa hay không, nếu bạn bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hội chứng Sjogren thì việc uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là nghẹt mũi. Đối với trường hợp này, cách trị nghẹt mũi hiệu quả là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi đơn thuốc phù hợp hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách khắc phục là gì? Nằm điều hoà bị nghẹt mũi là tình trạng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên chủ yếu vẫn là độ ẩm thấp và hệ hô hấp nhạy cảm. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn trong việc cải thiện môi trường điều hòa và giảm chứng nghẹt mũi khi nằm điều hòa.