Việc nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó khi ngủ là tình trạng diễn ra phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Mặc dù tình trạng này là cơ chế tự nhiên của cơ thể khi bị nghẹt mũi nhưng nó cũng gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ.
Tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó
Xem thêm: Bị nghẹt mũi 1 bên nguyên nhân do đâu và cách điều trị
Thực tế, nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó không phải là tình trạng hiếm gặp. Tình trạng này thường xảy ra cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu xảy ra ở trẻ, chúng ta không khỏi lo lắng liệu bé có gặp phải rủi ro nào nguy hiểm hay không.
Thông thường, hiện tượng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó sẽ xảy ra do máu bị tắc nghẽn tăng lên. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, trước hết chúng ta cần hiểu về nghẹt mũi.
Nghẹt mũi là khi mô bên và mạch máu bị phù bên trong cánh mũi. Lúc này, cả hai bên cánh mũi sẽ đều bị gây áp lực.
Tình trạng nghẹt mũi kéo dài sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn khi hít vào và thở ra. Có thể một bên mũi sẽ nghẹt nhiều hơn so với mũi bên kia. Hiện tượng tắc mũi kéo dài liên tục ở một bên sẽ tiếp tục dịch chuyển gây tắc mũi ở bên mũi còn lại. Và trong tình huống này, hiện tượng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó càng dễ xảy ra hơn.
Hơn nữa, việc bị nghẹt mũi sẽ gây nhiều khó chịu như mất ngủ, ngủ không ngon và liên tục cảm thấy rất khó để thở…Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng nằm nghiêng bị nghẹt mũi, bạn cần áp dụng một số biện pháp khắc phục từ môi trường xung quanh để hồi phục nhanh chóng nhất.
Tư thế nằm ngủ có thể gây ngạt mũi nặng hơn?
Thực tế cho thấy, không phải tất cả tư thế nằm ngủ đều có thể gây ngạt mũi. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có tư thế nằm không tốt gây ra nguy cơ ngạt mũi cao hơn. Mặc dù bạn không bị nghẹt mũi từ trước nhưng từ một số tư thế ngủ cũng sẽ dễ gây nên hiện tượng nghẹt mũi khó chịu cho bạn.
Theo các phân tích cho thấy, trong số các tư thế từ nằm ngửa, nằm sấp đến nằm nghiêng, việc nằm nghiêng sẽ dễ gây tắc mũi và khó thở do nó khiến dịch nhầy bị ứ đọng ở xoang. Ngoài ra, bạn cũng không nên nằm sấp vì sẽ dễ bị khó thở hơn bình thường. Đặc biệt, việc nằm sấp cũng không tốt cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Hơn nữa, các chuyên gia cũng cho biết việc nằm ngửa nhưng kê đầu thấp hơn phần thân cũng dễ khiến bạn bị ngạt mũi nặng hơn. Bên cạnh đó, nó còn khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Từ đó, tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó cũng rất dễ xảy đến khi bạn bắt đầu chuyển sang tư thế nằm nghiêng.
Chính vì lý do này, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên kê đầu cao hơn cổ để tạo thành góc 15 độ là tốt nhất khi nằm ngủ. Việc này không chỉ giúp tránh tình trạng nằm nghiêng bên nào thì nghẹt mũi bên đó mà còn góp phần giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn.
Cách khắc phục tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó
Đọc thêm về: Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách khắc phục là gì?
– Bạn hãy thử nằm ngửa ngay lập tức. Tư thế nằm ngửa sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tắc mũi cả hai bên do nó không khiến dịch nhầy bị ứ đọng ở mũi.
– Sử dụng máy tạo ẩm trong không gian phòng ngủ nếu không khí khô vì đây là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị tắc mũi, nhất là vào thời tiết mùa đông hanh khô.
– Một trong những cách phổ biến trị nằm nghiêng bị nghẹt mũi là tắm nước ấm. Bên cạnh đó, hơi từ nước nóng phả ra còn giúp thông mũi rất hiệu quả.
– Không nên nằm điều hòa quá thường xuyên. Mặt khác, bạn cũng có thể dùng thêm quạt để tránh bị khô mũi, khô da khi nằm điều hòa, tuy nhiên không nên để hướng gió quạt thốc thẳng vào mặt.
– Luôn đảm bảo môi trường phòng ngủ sạch sẽ. Chắc chắn rằng chăn, ga, gối đều sạch bụi bẩn để tránh virus và vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp gây nên hiện tượng ngạt mũi.
– Thường xuyên bổ sung nước uống đầy đủ. Lý do là bởi nước có thể làm loãng dịch và đẩy nhanh quá trình khỏi tắc mũi và nghẹt mũi. Đặc biệt, bạn không nên ăn thực phẩm nhiều đường và bột vì chúng là các loại đồ ăn dễ khiến tình trạng ngạt mũi nặng hơn.
Bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ thông tin chi tiết về cách khắc phục tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó. Hiện tượng này là vấn đề sức khỏe không quá nghiêm trọng. Do đó, bạn vẫn có thể khắc phục thông qua những cách trên đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của mình.