Nghẹt mũi là một triệu chứng vô cùng phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Vậy nghẹt mũi là gì? Nguyên nhân gây nghẹt mũi và phương pháp điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nghẹt mũi là gì?
Lớp niêm mạc trong đường mũi của bạn sẽ bị viêm và kích ứng khi bạn bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Khi đó, chúng bắt đầu tạo ra nhiều chất nhờn hơn để đào thải bất cứ thứ gì gây ra kích ứng. Đây chính là lý do bạn gặp những triệu chứng như là nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Những nguyên nhân gây nghẹt mũi là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nghẹt mũi. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm nhiễm, điển hình như viêm xoang, cảm cúm, dị ứng.
Trong một số trường hợp, các chất trong môi trường như khói thuốc lá hay khói bụi xe cộ cũng là nguyên nhân gây ra nghẹt mũi. Đây được gọi là viêm mũi không do dị ứng hay viêm mũi vận mạch. Ngoài ra, một số ít có thể bị nghẹt mũi do khối u.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai cũng có thể nghẹt mũi. Đó là vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất. Nguyên nhân là bởi do sự thay đổi hóc môn và tăng lượng máu cung cấp của cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Chính vì những thay đổi này sẽ có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, khiến nó viêm phù nề và dễ gây chảy máu mũi.
Tuy nhiên, nếu bị nghẹt mũi kéo dài hơn một tuần thì đây là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Bạn nên đến khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán đúng bệnh
Đọc thêm về: Vai trò của việc xông mũi họng là gì? Nghẹt mũi xông gì hiệu quả?
Dưới đây là những tình trạng và bệnh lý có thể gây nghẹt mũi:
- Khói thuốc lá, khói bụi từ môi trường.
- Vẹo vách ngăn.
- Tiếp xúc hóa chất.
- Stress.
- Thuốc, ví dụ như những thuốc dùng để điều trị huyết áp cao, rối loạn cương dương, trầm cảm, co giật hay những tình trạng bệnh lý khác.
- Không khí khô.
- Uống rượu.
- Dị ứng.
- Những khối lành tính phát triển trong mũi. Ví dụ như polyp mũi hay u lành ở mũi.
- Viêm mũi không do dị ứng (nghẹt mũi kéo dài hay hắc xì hơi không liên quan tới dị ứng).
- Viêm VA.
- Lạm dụng thuốc chống nghẹt mũi.
- Bệnh lý tuyến giáp.
- Mang thai.
- Dị vật trong mũi, thường gặp ở trẻ em.
- Cảm cúm.
- Viêm xoang (nhiễm trùng xoang)
- Thay đổi hóc môn.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ ngay bởi cơ đại và thể trạng của mỗi người khác nhau. Ban nên liên hệ bác sĩ sớm để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
- Nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng sốt.
- Tình trạng tắc nghẹt mũi kéo dài1 đến 2 tuần.
- Chịu tác dụng phụ khi sử dụng thuốc không kê đơn tự mua, hoặc thuốc được bác sĩ kê đơn.
- Các dấu hiệu và triệu chứng không thuyên giảm khi sử dụng các thuốc không kê toa.
- Các triệu chứng ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.
Phương pháp điều trị nghẹt mũi hiệu quả
Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi là từ những vấn đề bệnh lý cụ thể nên để chấm dứt tình trạng nghẹt mũi, chgúng ta cần điều trị những bệnh lý này. Những dạng thuốc bạn có thể dùng khi nghẹt mũi là thuốc chống sung huyết dạng xịt mũi tại chỗ hoặc dùng viên uống.
Những loại thuốc này giúp giảm sưng trong đường mũi và giảm bớt tình trạng nghẹt mũi và áp lực xoang của bạn. Thông thường ,thuốc chống sung huyết dạng xịt sẽ chưa thành phần naphazoline, oxymetazoline. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng viên uống pseudoephedrine.
Các bạn nên làm theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc thông mũi bằng đường uống hơn một tuần mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Những dạng thuốc này không được sử dụng quá 3 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thực tế, nếu bạn dùng thuốc chống sung huyết tại chỗ trên 3 – 5 ngày thường bị nghẹt mũi trầm trọng hơn, liên tục dai dẳng hơn. Lý do là bởi tác dụng đảo ngược khi thuốc hết tác dụng. Tình trạng này có thể tồn tại trong một thời gian và rất nhiều người bị hiểu lầm là vấn đề ban đầu kéo dài dai dẳng chứ không phải là hậu quả của điều trị.
Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó
Hơn nữa, thuốc chống sung huyết có thể làm tăng huyết áp. Chính vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc dùng các loại thuốc khác. Đặc biệt lưu ý, không được cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng thuốc thông mũi hoặc bất kỳ loại thuốc cảm không kê đơn nào.
Thông thường, nghẹt mũi do dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine. Trong trường hợp này, nhóm thuốc kháng histamine không kháng cholinergic và gây ra ít tác dụng bất lợi hơn. Không nên dùng các loại thuốc kháng histamin và thuốc chống sung huyết cho trẻ em < 6 tuổi.
Ngoài ra, Corticosteroid đường xịt mũi cũng có tác dụng điều trị các tình trạng dị ứng. Hơn nữa, có thể mất vài ngày để phát huy tác dụng. Do đó, bạn hãy bắt đầu sử dụng thuốc trước khi có các triệu chứng và sử dụng trong suốt mùa dị ứng của bạn.
Cao chứa tinh dầu như camphor, menthol dạng lọ hoặc ống hít mũi có thể giúp bạn thở tốt hơn. Bạn có thể thoa lên ngực hoặc môi trên hay đơn giản là cho vào nước ấm và hít thở hơi bay lên đều giúp thông thoáng đường hô hấp.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Những nguyên nhân nghẹt mũi là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè để cùng phòng tránh bệnh nghẹt mũi nhé!