Sự bùng nổ của công nghệ thông tin với các nền tảng công nghệ di động, điện toán đám mây, dữ liệu lớn đang hình thành nên xu thế phát triển thông minh trên mọi lĩnh vực.
Ngành Công nghệ thông tin là 1 ngành sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính. Bao gồm: phần cứng, phần mềm, để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Công nghệ thông tin phân chia thành 5 chuyên ngàn: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT.
Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa. Tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020. Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%.
Một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc.
Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm.
Kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính. Kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
Hầu như mọi thứ trong cuộc sống đều liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Các hoạt động trong đời sống xã hội như: giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc smartphone nhỏ gọn trong tầm tay đến thế giới đám mây của công nghệ số.
Theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… Liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,…
Bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Bạn tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
Hy vọng bài viết đã cũng cấp cho bạn những thông tin hữu ích và ngành Công nghệ thông tin và có hướng chọn ngành phù hợp.
Bộ GD&ĐT đã công bố 18 đề thi tham khảo trong kỳ thi tốt nghiệp…
Đề thi minh họa môn Sinh 2025 là đề thi đang nhận được nhiều sự…
Bộ GDĐT đã công bố đề thi minh họa các môn cho kỳ thi tốt…
Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề minh họa thi…
Mới đây, Bộ GD & ĐT đã công bố đề thi minh họa thpt quốc…
Khối D là 1 trong các khối được nhiều thí sinh đăng ký mỗi năm…