Nghề cơ khí là một trong những ngành nghề được nhiều bạn nam giới quan tâm. Dưới đây là những thông tin cần biết khi học nghề cơ khí.
Ngành Kỹ thuật cơ khí là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Một số nghề học trong cơ khí bao gồm:
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, trong nhiều công việc cơ khí người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn. Hiện nay công việc của người thợ chỉ còn là đứng máy nhấn nút, lập trình gia công…
Lập trình gia công là một công việc quan trọng khi thực hiện trên các máy gia công tự động CNC, các công việc trước đây như lấy vật liệu (phôi), tiện, phay đều được máy tự động thực hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình.
Xem thêm: Học nghề nấu ăn mất bao lâu? Học nghề nấu ăn cần lưu ý những gì?
Các môn học theo chương trình đào tạo nghề cơ khí:
Theo học ngành cơ khí không đòi hỏi tư duy nhiều, mà cần chăm chỉ luyện tập và nhanh nhạy trong các thao tác. Điều này thuận lợi cho rất nhiều sinh viên sau khi ra trường có thể tìm việc ổn định với nguồn thu nhập hấp dẫn.
Học viên phải là người chăm chỉ, có tính tỉ mỉ, chính xác, có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm. Sinh viên mới ra trường thường yếu chuyên môn, ít có tâm huyết để nỗ lực phát triển chuyên môn, vì vậy hơi khó khăn trong giai đoạn đầu
Click ngay: Học nghề gì cho nam không bằng cấp mà có thu nhập ổn định
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu của nghề cơ khí trong tương lai còn tăng cao hơn. Thị trường lao động cơ khí có tay nghề cao đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi đơn vị nào cũng cần những người có chuyên môn giỏi.
Sau khi học xong ngành cơ khí, bạn có thể làm viêc ở các vị trí như thợ tiện, thợ hàn, thợ cơ khí… trong các xưởng cơ khí trên khắp nước.
Trở thành công nhân cơ khí trong các nhà máy cơ khí: trở thành thợ hàn chuyên nghiệp, thợ tiện chuyên nghiệp… và có thể xuất khẩu lao động với các chuyên môn trên.
Trở thành công nhân bảo trì tại các nhà máy sản xuất
Ngoài ra, bạn có thể thành lập doanh nghiệp mua và bán các sản phẩm, mặt hàng cơ khí. Hơn thế nữa có thể mở gara ô tô, xưởng sửa chữa bảo dương các dòng sản phẩm ô tô xe máy …
Đối với Sơ cấp nghề cơ khí: Thời gian đào tạo từ 3 – 5 tháng.
Công việc thường gặp: đứng máy hàn, máy phay, máy tiện, máy CNC và các công việc chân tay về cơ khí khác.
Đối với Trung cấp cơ khí: Thời gian đào tạo 3 – 4 năm (Có bằng tốt nghiệp lớp 9) hoặc đào tạo 2 năm (đối với người có bằng THPT).
Công việc thường gặp: đứng máy hàn, máy phay, máy tiện, máy CNC, gia công cơ khí, bảo trì sửa chữa trong nhà máy sản xuất …
Đối với Cao đẳng và Đại học ngành cơ khí: Thời gian đào tạo từ 1,5 – 3,5 năm.
Công việc mang tính suy luận cao, chịu trách nhiệm cao với công năng, hiệu quả của sản phẩm cần hoàn thành (khác với trung cấp nghề và sơ cấp nghề phần nhiều chỉ yêu cầu gia công sản phẩm theo các yêu cầu đã được xác định sẵn.)
Trên đây là những thông tin cần biết khi học nghề cơ khí. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Bộ GD&ĐT đã công bố 18 đề thi tham khảo trong kỳ thi tốt nghiệp…
Đề thi minh họa môn Sinh 2025 là đề thi đang nhận được nhiều sự…
Bộ GDĐT đã công bố đề thi minh họa các môn cho kỳ thi tốt…
Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề minh họa thi…
Mới đây, Bộ GD & ĐT đã công bố đề thi minh họa thpt quốc…
Khối D là 1 trong các khối được nhiều thí sinh đăng ký mỗi năm…