Categories: Tin tức

Bị nghẹt mũi 1 bên nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Bị nghẹt mũi là tình trạng khá phổ biến khi thay đổi thời tiết hoặc môi trường phải tiếp xúc nhiều với khói, bụi. Tình trạng này thường chỉ diễn ra trong vài ngày rồi tự khỏi, tuy nhiên nếu bị nghẹt mũi 1 bên kéo dài thì bạn chớ chủ quan.

1. Bị nghẹt mũi 1 bên báo hiệu bệnh gì?

Tình trạng nghẹt mũi phổ biến ở nhiều người khi thay đổi thời tiết, chất lượng không khí kém hay sinh hoạt không điều độ. Nếu như biểu hiện này chỉ kéo dài trong vòng 1 tuần và tự khỏi thì không gây nguy hiểm Tuy nhiên nếu như kéo dài không khỏi thì đây là biểu hiện của bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi hoặc bị vẹo vách ngăn 1 bên mũi…Tình trạng này không chữa kịp thời sẽ gây nhiều phiền toái, mệt mỏi, thậm chí mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy.

Bị nghẹt mũi 1 bên do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trong chuyên khoa tai mũi họng, tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, đau nhức vùng mặt, chảy nước mũi… cảnh báo đây là biểu hiện của viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau: 

  • Giai đoạn đầu viêm xoang cấp: Biểu hiện nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, đau đầu kéo dài đến 4 tuần.
  • Giai đoạn bán cấp: Biểu hiện trên trở lên nghiêm trọng hơn, có thể kéo dài đến 3 tháng.
  • Giai đoạn mạn tính: Nghẹt mũi 1 bên kéo dài gây ra tình trạng đau nhức vùng xoang lên tới 3 tháng do dịch nhày hoặc niêm mạc mũi bị sưng, viêm gây tắc nghẽn lỗ thông mũi xoang.

Bị nghẹt mũi 1 bên kéo dài cảnh bảo tình trạng bị viêm mũi dị ứng, nhất là những người có cơ địa dị ứng kèm theo tình trạng ngứa mắt, mũi, hắt hơi liên tục. Người bị viêm mũi do thời tiết có thể kéo dài quanh năm nếu không điều trị.

Hệ thống xoang mũi với lớp niêm mạc lót bên trong có tác dụng làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí chứa bụi bẩn, khô và lạnh trước khi đi vào hệ hô hấp. Khu vực đó cũng dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Người bị viêm mũi, viêm xoang giai đoạn đầu sẽ dễ điều trị triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên một số yếu tố khiến bệnh dễ tái phát như sức đề kháng, thay đổi thời tiết hay tác động môi trường khiến cho người bệnh bị nghẹt mũi 1 bên lâu ngày

Tình trạng nghẹt mũi 1 bên kéo dài còn cảnh báo người bệnh dễ mắc bệnh nghiêm trọng như ung thư đầu cổ, ung thư mũi xoang…Người bệnh tốt nhất nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Tham khảo thêm: Chia sẻ các cách bấm huyệt trị nghẹt mũi hiệu quả

2. Nghẹt mũi 1 bên nên làm gì?

2.1. Điều hòa nhiệt độ cơ thể 

Tình trạng viêm xoang gây nghẹt mũi một bên hay 2 bên thường khởi phát do những yếu tố dị nguyên hàn, phong, thấp tác động lên cơ thể, làm suy giảm chính khí. Khi cơ thể bị tà khí xâm nhập sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuyên giáng của kinh mạch, phế không thông, gây ra tình trạng tắc mũi, nghẹt 1 bên mũi hoặc 2 bên. Bởi vậy, tốt nhất luôn giữ ấm cơ thể ở mức ổn định giúp hạn chế tái phát triệu chứng. 

  • Trở trở lạnh thì các bạn cần giữ ấm cơ thể vùng đầu, cổ, tai để tránh bị cảm lạnh.
  • Thời tiết nóng bức cũng hạn chế dùng nước đá lạnh hay ngồi điều hòa đúng cách để tình trạng nghẹt mũi không trở lên nghiêm trọng hơn. 
  • Uống đủ nước giúp làm làm loãng dịch nhày.

2.1. Vệ sinh Mũi – họng hàng ngày

Tình trạng nghẹt mũi 1 bên kéo dài thì nên vệ sinh hàng ngày bằng cách dùng xịt rửa mũi xoang nước muối biển nồng độ sinh lý. Sau đó, dùng thuốc điều trị đặc hiệu thảo dược giúp mũi trở lên thông thoáng hơn.

Mũi – họng thông nhau do vậy thói quen súc họng thường xuyên bảo vệ xoang mũi luôn được khỏe mạnh.  

2.2. Làm ấm mũi xoang

  • Dùng thảo dược xông mũi 1 lần/ tuần. Dùng nước chanh, xả, gừng với bạc hà…đều là những phương pháp làm ấm dịch mũi và giảm tình trạng nghẹt mũi đáng kể. Không chỉ vậy, trong tinh dầu có chứa thảo dược rất tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang, do vậy công dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
  • Lấy chiếc khăn ấm để đắp từ ngang mắt xuống gò má trong vài phút làm ấm xoang mũi đồng thời kích thích sự lưu thông máu. 

2.3. Bổ sung vi khoáng chất có lợi

Để tăng cường sức đề kháng nhanh khỏi bệnh thì tốt nhất người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin, ăn thêm rau xanh, hoa quả, ăn chín, uống sôi giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 

Tăng cường khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch

Nên tránh thực phẩm cay, nóng, dùng nước đá, bia lạnh…hay thực phẩm chức nhiều tinh bột khiến đường mũi càng bị bít tắc hơn. 

Trường hợp bị nghẹt mũi 1 bên về đêm khi ngủ, bạn hãy thay đổi thói quen dùng gối cao hơn so với bình thường. Nên nằm thẳng sẽ giúp dịch mũi được lưu thông dễ dàng hơn. Rèn luyện thói quen tập luyện, chơi thể dục, thể thao đều đặn bao gồm tập gym, chạy bộ, yoga kết hợp với động tác, hơi thở mang lại kết quả tốt …

>>> Bạn có biết: Chia sẻ 10 cách trị nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản, hiệu quả

2.4. Dùng thuốc thảo dược trị nghẹt mũi 1 bên

Người bị viêm mũi, viêm xoang dùng thuốc kháng sinh điều trị rất dễ tái phát nếu gặp điều kiện thích hợp. Ngoài ra còn gây ra nhiều tác dụng phụ hoặc bị nhờn thuốc. 

Thay vào đó thì bạn có thể dùng thảo dược xông mũi có tác dụng làm sạch hốc xoang khi đẩy hết dịch mủ ra ngoài. Sau đó sẽ tái tạo niêm mạc xoang khi tổn thương và hình thành niêm mạc mới, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc kết hợp với thuốc xịt thảo dược là một cách điều trị lâu dài tình trạng nghẹt mũi 1 bên hiệu quả.

Bài viết trên đây giải đáp thông tin về bị nghẹt mũi 1 bên do nguyên nhân gì và cách trị bệnh hiệu quả. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Rate this post
Hằng

Share
Published by
Hằng

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

6 tháng ago

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả…

1 năm ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

1 năm ago

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ…

1 năm ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

1 năm ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago