Categories: Tin tức

Giải đáp thắc mắc sinh viên luật mới ra trường nên làm gì?

Ngành Luật có lẽ là một cái tên không còn quá xa lạ đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên sinh viên luật ra trường nên làm gì luôn là thắc mắc của hầu hết các sinh viên ngành luật. hãy cùng tìm hiểu bài viết này để hiểu thêm về sinh viên trường luật sau khi ra trường nhé.

Sinh viên Luật mới ra trường nên làm gì?

Ngành Luật là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.

Những công việc của sinh viên ngành luật

Tìm hiều thêm: vai trò của thuyết trình

Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,… . Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau, ví dụ: Luật Dân sự ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Dân sự còn được trang bị những kỹ năng về các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình; đường lối xử lý các quan hệ ấy khi có vi phạm hay tranh chấp và các căn cứ áp dụng hoặc Luật Hành chính: Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính.v..v

Sinh viên luật mới ra trường làm được những công việc gì?

1. Công chứng viên

Công chứng viên

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng mềm là gì

Công chứng viên là người có trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng; công chứng và chịu trách nhiệm về hợp đồng giao dịch, hồ sơ theo quy định Pháp Luật; hỗ trợ việc soạn thảo; soạn thảo và tư vấn các vấn đề về pháp lý thẩm định tính pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận; hỗ trợ luật sư trong các hồ sơ tranh chấp.

2. Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là vị trí có cơ hội việc làm cao trong ngành luật. Họ là người có trách nhiệm giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Do đó, họ phải là người nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, Chuyên viên pháp lý cũng phải có trách nhiệm cập nhật những thay đổi của quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 

3. Kiểm sát viên/Công tố viên

Công việc chính của một Kiểm sát viên/ công tố viên là kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp; kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, việc chấp hành pháp luật của mọi người, quyết định của thẩm phán, Tòa án.

Kiểm sát viên, công tố viên

Bên cạnh đó, Công tố viên còn tham gia điều tra, truy tố tội phạm và nếu kết quả điều tra không hợp lý thì họ có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu. Ngoài ra, Kiểm sát viên/Công tố viên cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của bản thân, và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

4. Luật sư

Luật sư có lẽ là việc làm quen thuộc nhất với nhiều người, thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành Pháp luật/ Pháp lý. Công việc chính của một luật sư bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích các vấn đề về pháp luật, soạn thảo và nộp lại văn bản pháp luật
  • Làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo, định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hoạt động và hành xử theo đúng quy định của pháp luật
  • Tư vấn và đại diện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng
  • Tổ chức những cuộc đàm phán và thương lượng về các vấn đề pháp luật.

5. Thư ký tòa án

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án. Công việc chính của thư ký tòa án bao gồm:

Thư ký tòa án
  • Ghi chép lại các diễn biến của phiên tòa
  • Có trách nhiệm quản lý và sắp xếp hồ sơ
  • Kiểm tra danh sách và phổ biến những nội quy của phiên tòa tới những người được triệu tập
  • Nắm rõ được số lượng người và tìm hiểu lý do của người vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.
  • Hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án như: hướng dẫn đương sự bổ sung chứng cứ, thông tin, ghi chép biên bản các phiên hòa giải…

6.Giảng viên ngành luật

Nếu bạn là người đam mê với việc đứng trên bục giảng thì công việc giảng viên ngành luật thực sự là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Giảng viên ngành luật là người giảng dạy các bộ môn Pháp Luật tùy theo từng ngành như Luật kinh tế, Luật Sở hữu trí tuệ…với các môn chính như: Dân sự, hình sự, tố tụng dân sự. Ngoài ra họ còn có trách nhiệm đánh giá rèn luyện sinh viên, thực hiện các công tác học vụ.

7. Thẩm phán

Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Công việc chính của Thẩm phán bao gồm:

  • Chủ trì việc xét xử và điều trần các vụ án.
  • Nghiên cứu và phân tích các vấn đề theo pháp luật, báo cáo, đánh giá các tài liệu.
  • Lắng nghe, xem xét và đánh giá các chứng cứ, lập luận.

  • Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ.
  • Đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quyết định, hướng dẫn về các trường hợp.

Trên đây là tất cả những chia sẻ về sinh viên luật mới ra trường nên làm gì? Cơ hội ngành luật ra sao? Mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng của tất cả những ai đang theo đuổi và cũng có thể sắp theo đuổi ngành Luật sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Chúc bạn thành công và tiếp tục cố gắng trên con đường mình đã chọn lựa nhé! 

 

 

 

Rate this post

Diệu Lan

Share
Published by
Diệu Lan

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

2 tháng ago

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả…

12 tháng ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

12 tháng ago

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ…

12 tháng ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

12 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago