Đời sống

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả nhất. Những lưu ý dùng trong suốt quá trình điều trị để mang lại hiệu quả nhất. Thông tin sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Clorpheniramin là thuốc gì?

Clorpheniramin là thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi hiệu quả được nhiều người áp dụng. Đây là dạng thuốc kháng histamin, có tác dụng an thần nhẹ. Thuốc Clorpheniramin sẽ điều trị các triệu chứng: Viêm mũi do dị ứng, mày đay, bệnh phù mạch, bệnh viêm màng tiếp hợp dị ứng, bị ngứa

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg hiệu quả

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi clorpheniramin có chứa hoạt chất chính là Clorpheniramin 4mg với tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế thuốc dị ứng Clorpheniramin

Thuốc Clorpheniramin có các dạng bào chế với hàm lượng dưới đây:

  • Viên nén: 4 mg, 8 mg, 12 mg;
  • Sirô: 2 mg/5 ml, 8mg/5ml.
  • Viên nén tác dụng kéo dài: 8 mg, 12 mg.
  • Viên nang: 4 mg, 12 mg.
  • Nang tác dụng kéo dài: 8 mg, 12 mg.
  • Thuốc tiêm: 10 mg/ml 100 mg/ml.

2. Thuốc Clorpheniramin có tác dụng gì?

Thuốc Clorpheniramin 4 được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Điều trị triệu chứng: Nổi mề đay, viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm.
  • Điều trị sốc phản vệ.

>>> Xem thêm: Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

3. Chống chỉ định của Clorpheniramin 

Ngoài công dụng trên thì một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc clorpheniramin gồm:

  • Trẻ sơ sinh.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người đang cơn hen cấp.
  • Người mắc Glocom góc hẹp.
  • Người bị hẹp môn vị, bí tiểu tiện.
  • Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Người bị quá mẫn với thành phần clorpheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Chế phẩm điều trị ho, cảm lạnh (bán không cần đơn) cho trẻ dưới 2 tuổi.

4. Giá thuốc Clorpheniramin 

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4 có giá 40.000 vnđ/ Hộp 10 vỉ x 20 viên nén dài. Hiện nay, thuốc đang được bán nhiều tại nhà thuốc với giá thành dao động tùy từng nhà thuốc.

5. Hướng dẫn cách dùng thuốc Clorpheniramin

  • Viên nén, sirô: Dùng khi ăn no hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng viên nang có tác dụng kéo dài: không nhai, không bẻ.
  • Thuốc dạng tiêm: tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 1 phút.

Thuốc Clorpheniramin dạng viên có tác dụng kéo dài không được dùng cho trẻ em. Viên có tác dụng g kéo dài 12 mg duy trì giải phóng dược chất trong cơ thể trong vòng 12 tiếng.

6. Liều dùng Clorpheniramin

6.1. Điều trị mề đay, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm

Người lớn: Mỗi lần dùng chlorpheniramine 4 mg cách 4 – 6 giờ, mỗi ngày nên dùng tối đa 24 mg (người cao tuổi tối đa 12 mg/ngày)

Trẻ em:

  • Trẻ từ 1 tháng tuổi – 2 tuổi: Mỗi lần dùng 1 mg, ngày dùng 2 lần;
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Mỗi lần 1 mg cách 4 – 6 giờ, tối đa 6 mg/ngày;
  • 6 – 12 tuổi: Dùng clorpheniramin 2mg, Mỗi lần cách 4 – 6 giờ, tối đa: 12 mg/ngày;
  • 12 – 18 tuổi: Mỗi lần dùng chlorpheniramine 4 mg cách 4 – 6 giờ, tối đa 24 mg/ngày.

6.1. Điều trị hỗ trợ (bổ sung) sốc phản vệ

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi chlorpheniramine 4mg được chỉ định dùng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch trong 1 phút.

Người lớn: Dùng với hàm lượng 10 mg, lặp lại nếu cần dùng tối đa 4 liều/24 giờ.

Trẻ em:

  • Trẻ dưới 6 tháng: Dùng thuốc với hàm lượng 250 microgam/kg (tối đa 2,5 mg), mỗi lần cách nhau 6 tiếng, tối đa 4 lần/1 ngày;
  • Trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi: Mỗi lần dùng 2,5 mg, trường hợp cần thiết có thể lặp lại sau 4-5 tiếng. Liều dùng tối đa: 4 lần/24 giờ;
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần dùng 5 mg, có thể lặp lại sau 4-6 tiếng. Liều tối đa: 4 lần/24 giờ;
  • 12 – 18 tuổi: 10 mg, lặp lại sau 4-6 tiếng, tối đa: 4 lần/ 24 giờ.

Viên tác dụng kéo dài: Chỉ được dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày uống không quá 2 viên, mỗi viên cách nhau 1 tiếng. Khi dùng thì uống trọn viên thuốc, không bẻ vỡ, nghiền nát…

6.3. Điều trị phản ứng dị ứng cấp

Liều dùng 12 mg, chia 1 – 2 lần.

6.4. Phản ứng dị ứng không biến chứng

Liều chỉ định 5 – 20 mg, có thể tiêm bắp, dưới da, hoặc tĩnh mạch.

6. 5. Điều trị hỗ trợ trong sốc phản vệ

Liều dùng 10 – 20 mg, tiêm tĩnh mạch.

7. Lưu ý thận trọng khi dùng Clorpheniramin

Thuốc chlorpheniramine 4mg cần phải lưu ý với trường hợp dưới đây:

Thận trọng khi dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg
  • Thận trọng dùng cho người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc môn vị tá tràng, tắc đường niệu hay người bị bệnh nhược cơ.
  • Có tác dụng an thần khi uống rượu sau khi dùng thuốc hay khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.
  • Thuốc chlorpheniramine có thể gây biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp, thậm chí ngừng thở ở trẻ em hay người bị bệnh phổi tắc nghẽn.
  • Thuốc có thể gây sâu răng đối với người đang điều trị trong thời gian dài.
  • Tránh dùng clorpheniramin cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp.
  • Thận trọng dùng chlorpheniramine với người cao tuổi (> 60 tuổi) bởi sẽ làm tăng nhạy cảm với tác dụng kháng muscarin.
  • Trẻ em khi dùng thuốc sẽ kích thích thần kinh nên hết sức thận trọng sử dụng, nhất là ở trẻ có tiền sử động kinh.

>>> Xem thêm: Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

7. Tác dụng phụ của thuốc Clorpheniramin

Trong quá trình dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi chlorpheniramine 4mg có thể gây ra tác dụng phụ bên dưới:

  • Chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, mất phối hợp động tác.
  • Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, người cao tuổi nhạy cảm với tác dụng kháng muscarin.
  • Thần kinh: Người bệnh sẽ buồn ngủ từ nhẹ đến sâu, chóng mặt, mệt mỏi, mất phối hợp động tác (đôi khi kích thích nghịch lý, nahats là trẻ em, người cao tuổi dùng liều cao).
  • Nhức đầu, rối loạn tâm thần và vận động.
  • Bí tiểu, táo bón, khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, tăng trào ngược dạ dày.

Bài viết trên đây giải đáp những thông tin về cách dùng, liều dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Chlorpheniramine 4mg an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan để điều trị chứng bệnh này tốt nhất.

Rate this post

Hằng

Share
Published by
Hằng

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

2 tháng ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

12 tháng ago

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ…

12 tháng ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

12 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago

Những nguyên nhân nghẹt mũi là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Nghẹt mũi là một triệu chứng vô cùng phổ biến mà hầu như ai cũng…

1 năm ago