Đời sống

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ ai, nhất là khi thời tiết giao mùa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục giúp bạn dễ chịu khi ngủ.

1. Lý giải nguyên nhân nằm xuống bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi khi nằm xuống do nhiều nguyên nhân, để biết chính xác thì bạn phải đi làm xét nghiệm. Theo đó, bạn hãy tham khảo nguyên nhân gây bệnh phổ biến dưới đây:

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào?

1.1. Nằm xuống bị nghẹt mũi do tư thế nằm

Một số trường hợp bị nghẹt mũi do tư thế nằm khiến chất nhầy tích tụ trong mũi và cổ họng. Thường mỗi ngày cơ thể sẽ sản xuất lượng chất nhầy nhất định và chúng sẽ chảy xuống cổ họng, bao tử theo động tác nuốt tự nhiên của bạn. Khi bạn nằm, chất nhầy cũng khó xuống cổ họng và cũng ít nuốt hơn khi ngủ.

Do vậy, tư thế nằm sẽ khiến chất nhầy tích tụ trong mũi sau và cổ họng, khiến cho bạn nằm bị nghẹt mũi. Không chỉ vậy, lưu lượng máu đến mũi khi nằm cũng bị giảm do trọng lực khiến bạn bị nghẹt mũi.

1.2. Mũi bị nghẹt do không khí hanh khô

Thời tiết hanh khô khiến cho tình trạng nhức mũi nặng hơn, tăng tiết chất nhầy trong mũi để khắc phục tình trạng thiếu độ ẩm. Lượng chất nhầy tăng thêm gây nghẹt mũi khi bạn nằm xuống.

1.3. Nghẹt mũi do bệnh cảm

Một số bệnh thông thường như cảm cúm, cảm thường, viêm phổi, viêm phế quản cấp tính đều là tác nhân gây nghẹt mũi. Tình trạng nghẹt mũi nặng khi bạn nằm bởi chất nhầy có xu hướng tích tụ hơn khi di chuyển.

1.4. Nằm xuống bị nghẹt mũi do dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân gây nghẹt mũi phổ biến được kể đến như bụi, khói, phấn hoa, mạt bụi nhà, ve…

1.5. Lệch vách ngăn mũi gây nghẹt mũi

Vách ngăn mũi gồm phần xương đệm trung tâm với màng nhầy bao phủ hai bên có nhiệm vụ chia khoang mũi thành 2 phần. Lệch vách ngăn mũi là tình trạng bị lệch khỏi vị trí trong tâm, nếu lệch nhiều khiến mũi không hoạt động bình thường, dịch nhầy tích tụ bên mũi hẹp hơn. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị nghẹt mũi, nhất là khi nằm.

>>> Xem thêm: Lý giải vì sao nằm điều hòa bị nghẹt mũi và cách khắc phục

1.6. Nằm xuống bị nghẹt mũi do polyp mũi

Polyp mũi là khối u lành tính phát triển theo cụm bên trong khoang mũi. Khối u này gây cản trở hô hấp, tích tụ chất nhầy trong mũi. Nếu mũi tích tụ nhiều chất nhầy gây nghẹt mũi khi nằm.

1.7. Nằm xuống bị nghẹt mũi do viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch do dây thần kinh điều khiển mạch máu mũi bị giãn rộng. Trường hợp bị dị ứng thì màng mũi nở ra, càng làm nghẹt mũi. Một số tác nhân gây viêm mũi vận mạch do căng thẳng, khói thuốc, khói hay do nước hoa.

1.8. Viêm xoang gây nghẹt mũi

Viêm xoang là do tình trạng xoang bị viêm cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh này sẽ gây tăng tiết chất nhầy đường mũi trên, dẫn đến nghẹt mũi. Một số triệu chứng bệnh viêm xoang nặng hơn về đêm do tư thế ngủ.

1.9. Nằm xuống bị nghẹt mũi do thai kỳ

Phụ nữ mang thai rất dễ bị nghẹt mũi. Đó là do em bé trong bụng phát triển lớn, làm tăng áp lực lên cơ hoành, ảnh hưởng đến hô hấp. Sức đề kháng cơ thể trong thai kỳ của mẹ yêu hơn nên dễ cúm và cảm lạnh. Đây là nguyên nhân làm tăng chất nhầy, dẫn đến nghẹt mũi.

2. Cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm

Nằm xuống bị nghẹt mũi cũng cần khắc phục như sau:

Nằm xuống bị nghẹt mũi và cách khắc phục
  • Khi ngủ nên kê cao đầu sao cho đầu cao hơn tim. Tư thế ngủ này giúp giảm tích tụ chất nhầy trong mũi.
  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí giải quyết vấn đề mũi thiếu độ ẩm khi thời tiết hanh khô. Dùng máy tạo độ ẩm thì bạn phải thay bộ lọc với nước trong máy thường xuyên.
  • Điều trị nguyên nhân gây nghẹt mũi như cảm cúm, cảm thường, viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính. Khi đi khám, bạn hãy nhờ bác sĩ kê đơn thuốc xịt thông mũi làm cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
  • Trường hợp nghẹt mũi do dị ứng thì có thể dùng thuốc kháng histamine không kê đơn giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Dẫu vậy, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân dị ứng và tránh tác nhân này.

>>> Xem thêm: Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

  • Trường hợp bị nghẹt mũi do lệch vách ngăn nghiêm trọng thì cần phẫu thuật điều chỉnh vị trí vách ngăn. Trường hợp không quá nghiêm trọng thì có thể khắc phục bằng cách kê cao đầu khi nằm hay nằm nghiêng giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất nhầy.
  • Trường hợp nghẹt mũi do polyp mũi thì phải đi khám bác sĩ kê đơn những loại thuốc phù hợp. Trường hợp các khối polyp mũi không thể thuyên giảm thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ.
  • Nếu như nghẹt mũi do viêm mũi vận mạch thì bạn hãy dùng thuốc xịt mũi, thông mũi hay thuốc kháng histamine không kê đơn. Nếu triệu chứng viêm mũi vận mạch quá nặng thì bạn cần dùng một số loại thuốc xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp bạn nghẹt mũi do viêm xoang thì áp dụng phương pháp điều trị tại nhà như xông hơi, rửa mũi, thông mũi, dùng thuốc giảm đau, chườm ấm, kê cao đầu sẽ giúp cải thiện tình trạng. Cần phải đi khám để giảm triệu chứng viêm xoang kéo dài hơn một tuần.

Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp thông tin về nguyên nhân nằm xuống bị nghẹt mũi và cách điều trị. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post

Hằng

Share
Published by
Hằng

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

2 tháng ago

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả…

12 tháng ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

12 tháng ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

12 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago

Những nguyên nhân nghẹt mũi là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Nghẹt mũi là một triệu chứng vô cùng phổ biến mà hầu như ai cũng…

1 năm ago