Tin tức

Vai trò của việc xông mũi họng là gì? Nghẹt mũi xông gì hiệu quả?

Xông mũi họng là một trong những biện pháp chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Vậy, vai trò của việc xông mũi họng là gì? Nghẹt mũi xông gì hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vai trò của việc xông mũi họng

Vai trò của việc xông mũi họng

Đọc thêm về: Vì sao nằm điều hoà bị nghẹt mũi? Cách khắc phục là gì?

Tình trạng ngạt mũi sẽ được kích hoạt bởi phản ứng viêm trong các mạch máu của xoang khi bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang. Chính vì vậy, nếu xông hơi thì không khí ẩm và ấm được cho là có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong mũi, họng và phổi. Việc này có thể làm giảm các triệu chứng của các mạch máu đang bị viêm, sưng tấy trong đường mũi và hô hấp trên.

Bên cạnh đó, việc hít thở bằng hơi nước ấm và ẩm còn có thể giúp giảm bớt cảm giác kích ứng và sưng các mạch máu trong đường mũi. Việc này cung cấp hàm lượng ẩm cao trên bề mặt niêm mạc sẽ hỗ trợ loãng chất nhầy trong xoang, giúp chúng dễ dàng thải ra ngoài hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp nhịp thở của người bệnh trở lại bình thường, ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn.

Nghẹt mũi xông gì hiệu quả?

Nghẹt mũi xông gì hiệu quả?

Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó

Xông mũi bằng lá trầu không

Theo nghiên cứu khoa học, cứ trong 100g lá trầu có chứa: 2,3% muối khoảng, 85,4 % độ ẩm, 3,1% protein, 2,3% chất xơ, 0,8% chất béo và 6,1% cacbonhydrit….Còn trong đông y, lá trầu có tính ấm, vị cay nồng có công dụng chính là giảm đau, tiêu viêm, diệt trừ vi khuẩn và kích thích tiêu hóa rất công hiệu.

Cách thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch, sau đó vò nát, cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước sạch.
  • Để lửa vừa phải, đun cho đến khi sôi có hơi nước bốc ra thì bắc nồi xông ra để thực hiện xông mũi.
  • Đặt nồi xông cách mặt khoảng 20 – 30 cm (tùy chỉnh khoảng cách sao cho phù hợp với mặt người xông). Hãy đảm bảo hơi thuốc từ nồi đủ để có thể đi vào mũi dễ dàng, hiệu quả.
  • Đặc biệt, có thể trùm khăn, phủ kín đầu và nồi nước để bảo toàn lượng hơi thuốc bốc lên, giúp tăng năng suất.
  • Thực hiện xông trong 10 -15 phút. Ngày 1 – 2 lần tùy mức độ bệnh.

Khi xông mũi bằng là trầu không, khói theo đường thở vào mũi. Lúc này, các tinh dầu có trong thành phần của lá trầu không sẽ làm lành những tổn thương, diệt khuẩn và đẩy các dịch mủ thoát ra bên ngoài. Lưu ý trong quá trình thực hiện, bạn cần luôn mang theo 1 chiếc khăn tay mềm để lau nước mũi. Vì với cách này các dịch mủ sẽ được đẩy ra liên tục.

Có thể thấy, phương pháp này khá đơn giản, bất cứ ai đều có thể thực hiện được ngay tại nhà. Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy hiệu quả, người bệnh cần phải kiên trì trong một thời gian dài và đặc biệt không nên quá lạm dụng nó.

Xông mũi bằng tinh dầu

Tinh dầu được lựa chọn để xông chữa nghẹt mũi là các tinh dầu có tính kháng viêm như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm, tinh dầu đinh hương,…

Cách thực hiện

  • Lấy nước nóng cho vào 1 cái tô rộng.
  • Nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu nguyên chất vào tô nước.
  • Đặt tô nước cách mặt khoảng 20 – 30 sao cho đảm bảo hơi tinh dầu bốc lên từ tô nước đủ để có thể đi vào mũi dễ dàng và hiệu quả
  • Có thể trùm khăn, phủ kín đầu và tô nước để bảo toàn lượng hơi tinh dầu bốc lên, giúp tăng năng suất hít tinh dầu.
  • Thực hiện trong 10 -1 5 phút, ngày làm 2 -3 lần tùy mức độ bệnh.

Tinh dầu dược liệu dùng để xông có tác dụng làm loãng chất tiết dịch, mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm đau, chống virut và kháng khuẩn, trấn an tinh thần và thư giãn cơ thể. Đặc điểm của phương pháp này là mùi hương từ tinh dầu sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho bạn ngay tức khắc.

Xông mũi bằng tỏi

Tỏi là nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng làm thuốc xông chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác dụng như một loại thuốc kháng viêm tự nhiên giúp đường thở thông thoáng, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng và kích hoạt phản ứng viêm.

Cách thực hiện

  • Vệ sinh sạch sẽ mũi bằng nước muối sinh lý trước khi bắt đầu xông
  • Dùng 3 – 5 tép tỏi tươi, bóc sạch phần vỏ và giã dập
  • Cho trực tiếp vào nồi nước sôi để xông mũi
  • Trùm khăn lớn, phủ kín đầu và hít thở đều
  • Áp dụng dùng tỏi xông mũi ngày 1 lần vào buổi tối

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Vai trò của việc xông mũi họng là gì? Nghẹt mũi xông gì hiệu quả? Việc sử dụng dung dịch xông mũi họng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng do nghẹt mũi gây ra. Hơn nữa, các thành phần này còn đem lại đặc tính kháng khuẩn, chống vi rút và tăng cường miễn dịch giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.

Rate this post

Linh

Share
Published by
Linh

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

2 tháng ago

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả…

12 tháng ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

12 tháng ago

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ…

12 tháng ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

12 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago