Categories: Tin tức

Sinh viên quản trị kinh doanh có phải làm “Sếp” không?

Quản trị kinh doanh là gì? Sinh viên quản trị kinh doanh ra trường có phải làm sếp không? Câu hỏi muôn thuở của sinh viên ngành quản trị kinh doanh.  Ngành quản trị kinh doanh có thực sự là ngành học mà bạn yêu thích? Bạn đã hiểu hết về ngành quản trị kinh doanh chưa? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quản trị kinh doanh cũng như là sẽ có những lựa chọn phù hợp cho mình.

Sinh viên quản trị kinh doanh “ra trường làm sếp”?

Quản trị kinh doanh là gì?

Có thể nói, những bạn theo học ngành quản trị kinh doanh sinh ra đã có khả năng làm “lãnh đạo” bởi ngành này sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, công ty.

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị kinh doanh nhưng chúng ta hãy hiểu đơn giản: Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.

Những tố chất cần có quả nhà quản trị kinh doanh

Tìm hiểu thêm: vai trò của thuyết trình

Người thực hiện hoạt động quản trị kinh doanh hay gọi là nhà quản trị của một doanh nghiệp là người thực hiện hoặc quản lý các hoạt động kinh doanh và ra quyết định, tổ chức có hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ đạo mọi hoạt động hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo các nhà quản trị cho tương lai, do đó các bạn sẽ có được kiến thức rất rộng. Bạn sẽ biết được những kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định để phát triển một cách đúng đắn.

Và cũng do kiến thức rất rộng nên bạn không thể nghiên cứu chuyên sâu bất cứ phòng ban nào. Đó cũng là lý do vì sao các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này thường có nhận xét chung là khó kiếm việc làm.

Cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh  

Đối với ngành quản trị kinh doanh, sau khi ra trường các bạn sẽ làm trong những lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản lý sản xuất, quản trị Marketing, quản trị chuỗi cung ứng,… Hoặc cụ thể hơn là các vị trí sau:
Chuyên viên phòng kinh doanh

Đây là vị trí quan trọng trong việc duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, chuyên viên kinh doanh những người quản lý trong các bộ phận kinh doanh, đề ra các chiến lược, khai phá, tiếp cận thị trường, với mục đích bán nhiều nhất các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, mang về lợi nhuận và duy trì hoạt động cho doanh nghiệp đó.

Chuyên viên phòng kế hoạch

Chuyên viên kế hoạch và sản xuất là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chúng được thực hiện theo đúng kế hoạch.

Bạn sẽ là người đưa ra những kế hoạch cho công ty bạn

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng mềm là gì

Các công việc chính bao gồm:

Nhận đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất theo tháng và tuần dựa trên tính toán năng lực sản xuất của nhà máy

Lên kế hoạch sản xuất theo dõi đơn hàng, theo dõi tiến độ sản xuất để kịp tiến độ xuất hàng

Theo dõi, tìm giải pháp khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất để kịp tiến độ xuất hàng

Tính toán nguyên vật liệu cho sản xuất Kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trên hệ thống


Chuyên viên phòng Marketing

Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch do giám đốc và trưởng phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Họ là người quản lý “kho vũ khí” với những chiến thuật khôn ngoan, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty.

Chuyên viên maketing

Các công việc chính bao gồm:

Nhận kế hoạch marketing từ ban lãnh đạo, triển khai và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch

Tổ chức và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép Quản lý hệ thống kênh marketing của doanh nghiệp: fanpage, website, email,…

Báo cáo lên cấp trên về hiệu quả hoạt động marketing 

Chuyên viên phòng chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng là người trực tiếp liên hệ khách hàng của công ty nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Ngoài ra, nhân viên chăm sóc khách hàng chịu trách nhiệm ghi chép và cung cấp thông tin cho các bộ phận xử lý kỹ thuật, đánh giá chất lượng, thu nhận feedback của khách hàng hoặc các bộ phận khác của doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin về ngành quản trị kinh doanh mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng bài viết đã chia sẻ cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để để có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình.

Rate this post

Diệu Lan

Share
Published by
Diệu Lan

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

2 tháng ago

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả…

12 tháng ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

12 tháng ago

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ…

12 tháng ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

12 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago