Categories: Tin tức

Không làm căn cước công dân có sao không? Những trường hợp bắt buộc làm căn cước công dâ

Việc đổi căn cước công dân (CCCD) gắn chip sau ngày 1/7/2021 hiện đang được nhiều người dân quan tâm. Vậy không làm căn cước công dân có sao không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Không làm căn cước công dân có sao không?

Các trường hợp bắt buộc phải cấp mới, cấp lại, đổi CMND

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì các trường hợp sau phải đổi hoặc cấp lại CMND:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
  • Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Những trường hợp cần làm căn cước công dân

Xem thêm: Làm lý lịch tư pháp như thế nào?

Theo đó, thời điểm hiện tại những người thuộc các trường hợp trên sẽ phải làm thủ tục đổi sang CCCD có gắn chíp. Ngoài việc bị phạt tiền, trường hợp không đổi CCCD sẽ gây rất nhiều phiền hà cho người dân khi làm các thủ tục hành chính, bởi đây là loại giấy tờ tuỳ thân cơ bản nhất của mỗi người.

Các đối tượng chưa cần đổi CCCD

Nếu không thuộc các trường hợp ở trên, bạn sẽ KHÔNG CẦN đổi sang CCCD gắn chip mà vẫn có thể dùng thẻ CMND, CCCD cũ.

Tuy nhiên, khi công dân có yêu cầu thì vẫn sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA .

Cần lưu ý rằng, công dân thuộc các trường hợp đã nêu nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

3Trình tự đổi CMND, CCCD cũ sang CCCD gắn chip

Sau 1/7/2021, người dân có thể làm CCCD gắn chip ở nơi cư trú, không cần về địa phương đăng ký hộ khẩu thường trú nhằm giảm việc chen lấn khi làm thủ tục và các ban ngành chỉ làm CCCD giờ hành chính, không còn các điểm lưu động (trừ khi có quyết định đặc biệt).

Các trình tự đổi căn cước công dân

Tìm hiểu thêm: Người lao động làm 2 công ty cùng lúc

Trình tự đổi CMND, CCCD cũ sang CCCD gắn chip:

Bước 1: Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Cán bộ phụ trách tiếp nhận đề nghị cấp CCCD.

Bước 3: Thu thập thông tin công dân.

Công dân sẽ được các cán bộ cập nhật thông tin lên hệ thống, chụp ảnh, lấy vân tay. Lưu ý ở bước lấy vân tay, nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì cán bộ sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

Công dân khi chụp ảnh chân dung cấp thẻ Căn cước công dân là phông nền trắng, ảnh màu, chụp chính diện, không đội mũ, rõ mặt, hai tai, không đeo kính; trang phục và tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Đối với công dân có tôn giáo hoặc người dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Sau khi thu thập thông tin xong, cán bộ sẽ in Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ phụ trách sẽ kiểm tra lại.

Bước 4: Nộp lệ phí, nhận giấy hẹn và chọn hình thức nhận CCCD. Công nhân có thể chọn nhận CCCD trực tiếp tại cơ quan chức năng hoặc nhận qua đường bưu điện (có lệ phí). Ở bước này theo quy định công dân sẽ bị thu hồi thẻ cũ. Tuy nhiên, quy định từng địa phương trên thực tế có thể sẽ có sự khác nhau.

Bước 5: Nhận thẻ CCCD mới.

Mức phí cấp thẻ CCCD gắn chip

Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu lệ phí CCCD gắn chip thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức phí cấp thẻ CCCD gắn chip cập nhật như sau:

  • Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ CCCD.

Trên đây là những thông tin về việc không làm căn cước công dân có sao không. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hưu ích tới bạn đọc.

 

Rate this post

Ngân

Share
Published by
Ngân

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

2 tháng ago

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả…

12 tháng ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

12 tháng ago

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ…

12 tháng ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

12 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago