Categories: Tin tức

Thủ tục làm lý lịch tư pháp như thế nào?

Lý lịch tư pháp là một trong những hồ sơ chứng minh cá nhân có án tích hay không hoặc có bị cấm trong một số hoạt động hay không. Vậy thủ tục làm lý lịch tư pháp như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là một loại thông tin, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đề nghị của cá nhân. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp có đưa ra định nghĩa về lý lịch tư pháp như sau.

Lý lịch tư pháp là lý lịch cá nhân về án tích của người đã bị kết án hình sự bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, xác nhận về việc thi hành án của cá nhân đó và về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, quan lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan chức năng quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh vào thời điểm xin cấp, cá nhân đó có án tích hay không, có được đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản hay không.

Làm lý lịch tư pháp ở đâu

Xem thêm: Làm IVF là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp được chia ra làm 02 loại: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Là phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; các thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan tổ chức nhà nước yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm cả các án tích chưa được xóa và đã được xóa, thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã.

Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp

Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

  • Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh đối với trường cư trú ở nước ngoài;
  • Hồ sơ nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thủ tục làm lý lịch tư pháp như thế nào?

Xem thêm: Làm OT là gì?

Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cơ quan tố tụng

  • Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cần Phiếu lý lịch tư pháp phải gửi yêu cầu đến Sở tư pháp tại nơi mà cá nhân đó đăng ký địa chỉ thường trú hoặc tạm trú:
  • Đối với những đối tượng không xác định được địa chỉ thường trú, tạm trú thì phải gửi văn bản yêu cầu cấp đến cho Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia. Văn bản yêu cầu cần ghi rõ các thông tin về cá nhân đó theo quy định đã nêu trong luật Lý lịch tư pháp.

Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Bản chụp giấy Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/ tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.(Từ 01/7/2021 không cần sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú).

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Đối với công dân Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở tư pháp nơi đăng ký địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, trường hợp đang cư trú, tại nước ngoài thì nộp tại Sở tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
  • Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở tư pháp nơi cư trú, trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp lại cho Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia.

Lưu ý: Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền cần có văn bản theo đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp là cha, mẹ hoặc vợ, chồng, con cái của cá nhân xin cấp thì không cần giấy ủy quyền này.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp , công dân nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến việc làm Lý lịch tư pháp mà người dân cần biết. Hy vọng bài viết đã giúp ích được cho bạn đọc.

Rate this post

Huệ

Share
Published by
Huệ

Recent Posts

Tổng hợp các cuốn sách Tiếng anh chuyên ngành Điều dưỡng

Điều dưỡng là một trong những ngành được các sinh viên luôn dành thời gian…

2 tháng ago

Lưu ý về dùng thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg

Thuốc trị sổ mũi nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg được dùng như thế nào hiệu quả…

12 tháng ago

Sổ mũi nghẹt mũi uống thuốc gì hiệu quả nhanh?

Tình trạng nghẹt mũi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bạn có…

12 tháng ago

Nằm xuống bị nghẹt mũi do nguyên nhân nào và cách khắc phục

Nằm xuống bị nghẹt mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở bất kỳ…

12 tháng ago

Nằm quạt bị nghẹt mũi do đâu? Lưu ý khi nằm quạt

Nằm quạt bị nghẹt mũi là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trong thời…

12 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có ngành gì? Đây là thắc mắc của…

1 năm ago